top of page
Search

Giúp con bạn phát triển các kỹ năng mềm bên ngoài trường học


Lứa tuổi mầm non và mẫu giáo, các con đều được học từng con chữ, con số, tuy nhiên các cơ sở giáo dục ở lứa tuổi này thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt cũng như giáo dục các con những kỹ năng sống quan trọng khác như kỹ năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc.


Trong môi trường lớp học thông thường, các con được học những phép giao tiếp cơ bản như giơ tay khi phát biểu, dạ vâng khi thưa chuyện, nói cảm ơn, nghe hiểu những câu lệnh. Thế nhưng những kỹ năng quan trọng khác trong giao tiếp lại thường không được đưa vào chương trình giảng dạy.


Lý do cơ bản nhất là vì sỉ số lớp học quá đông, dẫn đến việc thiếu kết nối với từng cá nhân các con. Người thầy dù có tận tụy cũng khó có thể tận dụng tối đa thời gian trên lớp để kết nối cũng như chỉ dẫn từng cá nhân một trên lớp. Mẫu giáo là môi trường tuyệt vời, thế nhưng chỉ giữ trẻ thôi thì các con sẽ không học được cách biểu lộ cảm xúc sao cho phù hợp, cũng như tập thói quen biết lắng nghe, hay trên hết là phát triển kỹ năng ngôn ngữ.



Vì sao kỹ năng mềm lại quan trọng?


Bất kể ai muốn thành công đều phải làm chủ những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Đã có vô số các nghiên cứu cũng như công bố về đề tài này. Một sự thật đó là các nhà tuyển dụng lớn thường chú trọng vào khả năng làm chủ kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông, chỉ số thông minh cảm xúc, chỉ số thông minh xã hội và các kỹ năng mềm khác ở các ứng viên.


Giúp con làm chủ những kỹ năng sống, sẽ là hành trang tuyệt vời nhất bố mẹ trang bị cho các con trên con đường sự nghiệp sau này. Đời sống cảm xúc của các con sẽ luôn đầy màu sắc với việc làm chủ các kỹ năng sống! Nghệ thuật giao tiếp, tính đồng cảm, nắm bắt cảm xúc, khả năng nhận thức bản thân, tất cả đều giúp cho mối quan hệ gia đình, bạn bè, cũng như đời sống tình cảm của các con thêm phần sinh động và làm cho chúng ta hài lòng hơn với cuộc sống hiện tại.




Bố mẹ khó có thể dạy con kỹ năng sống


Trở ngại lớn nhất trong việc giáo dục kỹ năng sống là đây, bố mẹ khó có thể dạy con kỹ năng sống. Đa phần các bậc cha mẹ đều nhất trí trong việc này, dạy kỹ năng sống không đơn giản như việc dạy con học chữ, học toán. Như một kênh giáo dục chỉ số thông minh cảm xúc đã chỉ ra, kỹ năng mềm không phải cứ dạy là sẽ học được, vì đơn giản đấy không phải là “kỹ năng” như ta thường nói. Kỹ năng mềm hiểu đơn giản là một quá trình nhận thức và rút ra bài học ở từng cá nhân.


Chúng ta được dạy và học cách sử dụng máy vi tính, hay ghi nhớ một đoạn kịch bản điện thoại, nhưng kỹ năng mềm thì lại không, kỹ năng mềm là “cách thức mỗi cá nhân bày tỏ bản thân, giao tiếp theo cách bản thân cảm thấy phù hợp và từ đó tìm đến sự đồng điệu với đối phương”. Hay nói cách khác, kỹ năng mềm phản ánh tính cách mỗi cá nhân. Hơn hết, việc đánh giá kỹ năng mềm là tương đối thách thức, cả ở trường học hay môi trường làm việc. Rất khó để các nhà giáo dục đánh giá và xác định được kết quả giáo dục kỹ năng mềm. Khoan hãy thất vọng! Hãy luôn sáng tạo trong việc khích lệ các con tự học và phát triển kỹ năng sống!



Bố mẹ nên làm gì?


Bố mẹ luôn là nguồn cảm hứng giúp các con tự học và phát triển các kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp và bộc lộ cảm xúc, và hơn thế nữa! Các con luôn xem bố mẹ là tấm gương mẫu trong việc khám phá học hỏi! Các con luôn dõi theo, luôn lắng nghe, và cố gắng bắt chước từng thói quen, từng câu giao tiếp xung quanh, ở bố mẹ, ở bạn bè, ở các chương trình TV. Tận dụng thế giới xung quanh để giúp các con nhận thức và phát triển các kỹ năng mềm này.


Vài phương pháp đơn giản giúp các con nhận thức và phát triển kỹ năng mềm


B1: Dành nhiều thời gian hơn với con Chơi với con! Thay vì phó mặc con với các chương trình TV hay trò chơi điện thoại, hãy dành nhiều thời gian hơn với các hoạt động thể chất, các trò chơi thể chất cùng con! Tạo điều kiện để các con tương tác với bạn bè đồng trang lứa, giúp con dạn dĩ hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, thời gian tự chơi một mình cũng giúp hình thành tính tự nhận thức bản thân ở các con.


B2: Cùng con đóng kịch. Trẻ con luôn hào hứng với việc đóng kịch giả vai. Cùng con đóng vai bác sĩ, thủ tướng, hay chơi trò công chúa, không chỉ là vui cùng con, mà còn giúp con có nhận thức về từng lĩnh vực một! Bố mẹ có thể chơi cùng con, đưa con đến nhà bạn bè chơi cùng hay tham gia với các bạn ở công viên, nơi các con tự do và thoải mái tương tác, là một phương pháp đơn giản và hữu hiệu giúp các con hình thành nhận thức và phát triển các kỹ năng mềm.


B3: Lắng nghe các con Hãy luôn lắng nghe, điều này là tối quan trọng trong việc giúp phát triển đời sống cá nhân các con. Lắng nghe và cùng con tạo ra môi trường an toàn, vui vẻ để giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và sáng tạo. Dành thời gian nghe con kể chuyện, cùng nói về các ý tưởng, đồng cảm, giúp con hình thành tính biết lắng nghe, là hành động thiết thực nhất. Hãy sử dụng những câu hỏi mở, khơi gợi để các con thể hiện bản thân và cùng lắng nghe, khích lệ và đưa ra hướng dẫn phù hợp.




74 views0 comments
bottom of page